Ai là cha đẻ của Chúa Giêsu?

Theo thần thoại của nhiều dân tộc trên thế giới, không ít nhân vật lịch sử được sinh ra từ những người phụ nữ trần gian và các vị thần.

Nhà văn Hy Lạp cổ đại Plutarch kể rằng Alexander Đại đế được sinh ra từ thần Zeus khi ông dùng sét đánh vào công chúa Olympias xứ Epirus.

Mặc dù người cổ đại tin vào điều này, nhưng các nhà khoa học không thể chấp nhận những huyền thoại như vậy là bằng chứng đáng tin cậy về mặt lịch sử.

Chúng ta biết rằng một người chỉ có thể được sinh ra từ sự kết hợp giữa tinh trùng của người nam và trứng của người nữ.

Những trường hợp sinh ra từ các vị thần vẫn chưa thể được xác nhận.

Điều tương tự cũng áp dụng cho sự ra đời của người được coi là nổi tiếng nhất trong lịch sử:

Chúa Giêsu Kitô.

PhucAm

Phúc Âm, à tên gọi chung để chỉ bốn cuốn sách đầu tiên và cũng là quan trọng nhất trong Kinh Thánh Tân Ước, bao gồm Phúc Âm Mát-thêu (hay Ma-thi-ơ), Phúc Âm Máccô, Phúc Âm Luca và Phúc Âm Gioan

Sách phúc âm nói gì?

Phúc Âm, còn được gọi Tin Mừng, là tên gọi chung để chỉ bốn cuốn sách đầu tiên và cũng là quan trọng nhất trong Kinh Thánh Tân Ước, bao gồm:

Phúc Âm Mát-thêu (hay Ma-thi-ơ), Phúc Âm Máccô, Phúc Âm Luca và Phúc Âm Gioan

Việc Chúa Giêsu được sinh ra từ một người phụ nữ trần thế và Thiên Chúa được nói đến trong hai sách phúc âm – Luca và Mát-thêu.

Phúc âm Thánh Luca thuật lại rằng Chúa Giêsu không có cha ruột:

Thiên thần nói tiếp:

“Hỡi Maria, đừng sợ, vì Thiên Chúa đã tỏ lòng thương xót đối với bà!

Bà sẽ thụ thai và sinh hạ một Con Trai, và đặt tên là Giêsu”.

(Lu-ca 1:30-31)

Phúc âm Ma-thi-ơ tường thuật rằng chồng của Maria, ông Giuse, không phải là cha của Chúa Giêsu:

“Sau đây là gốc tích Đức Giêsu Kitô: bà Maria, mẹ Người, đã thành hôn với ông Giuse.

Nhưng bà đã có thai trước khi hai ông bà về chung sống, bà Maria có thai do quyền năng Chúa Thánh Thần”.

(Ma-thi-ơ 1:18)

Không ai trong số các tác giả Tân Ước xác quyết rằng Chúa Giêsu có cha ruột.

Do đó, Kitô giáo đã cố thủ trong ý tưởng rằng Chúa Giêsu được sinh ra hoàn toàn từ Thiên Chúa, cụ thể là từ Chúa Thánh Thần.

Giesu

Thợ mộc Giu-se, mẹ Maria và Chúa hài nhi

Việc truyền tin cho Maria

Tin Mừng Luca cho chúng ta biết Chúa Giêsu thời đó được mọi người coi là con ông Giuse, dòng dõi vua Đa-vít.

Điều này ứng nghiệm lời tiên tri về Đấng Mêsia, vì Đa-vít đã nhận Chúa Giêsu làm con cháu mình.

Phúc âm Gioan không chứa đựng gia phả của Chúa Giêsu hay lời dạy về sự ra đời đồng trinh, nhưng nói rằng Chúa Giêsu là con trai của Giuse.

Ít nhất đó là cách mà học trò của ông là Philip gọi ông chứ không phải bản thân tác giả.

Trong số bốn sách phúc âm, chỉ có Ma-thi-ơ giải quyết “nghi vấn con hoang” của Chúa Giêsu bằng cách nói rằng ông Giu-se (chồng bà Maria) đã nhận ngài làm con nuôi.

Nhưng trong phúc âm được viết trước đó, Máccô, có một sự ám chỉ gián tiếp đến việc Chúa Giê-su là con hoang:

“Đức Giêsu ra khỏi đó và đến nơi quê quán của Người, có các môn đệ đi theo.

Đến ngày sa-bát, Người bắt đầu giảng dạy trong hội đường.

Nhiều người nghe rất đỗi ngạc nhiên.

Họ nói:

“Bởi đâu ông ta được như thế?

Ông ta được khôn ngoan như vậy, nghĩa là làm sao?

Ông ta làm được những phép lạ như thế, nghĩa là gì?

Lẽ nào ông ta không phải là người thợ trẻ, con bà Maria, và là anh em của các ông Gia-cô-bê, Giô-xết, Giu-đa và Si-môn sao?

Chị em của ông ta không phải là bà con lối xóm với chúng ta sao?”

Và họ đã từ chối Người”.

(Máccô 6: 1-3)

Những người lên án Chúa Giêsu không nhắc đến Thánh Giu-se như một người cha.

Mặt khác, điều đó có thể có nghĩa Chúa Giêsu là con trai của một bà góa.

Maria

Sứ thần Gabriel truyền tin cho trinh nữ Maria rằng cô sẽ thụ thai qua quyền năng của Chúa Thánh thần

Panther là cha ruột của Chúa Giêsu?

Một số người lại cho rằng cha ruột của Chúa Giêsu là người lính La Mã có tên Panther.

Chúng ta thử tìm hiểu về ông từ nhà phê bình Cơ đốc giáo Celsus, sống ở thế kỷ thứ 2.

“(Chúa Giêsu) bịa ra chuyện Ngài ra đời từ một trinh nữ.

Thực chất, Ngài sinh ra tại một ngôi làng Do Thái, người mẹ là một phụ nữ địa phương, một thợ kéo sợi nghèo khổ, bị chồng là một người thợ mộc bắt quả tang ngoại tình với một người lính tên là Panther.

Và bà đã sinh con từ người lính đó”

(Celsus, “The True Word”)

Một cái tên tương tự của người được cho là cha của Chúa Giêsu cũng được đề cập trong kinh Talmud của Do Thái giáo.

Điều quan trọng là trong bộ sưu tập văn học Do Thái đầu tiên, Mishnah, được biên tập vào đầu thế kỷ thứ 3, không hề đề cập đến Chúa Giêsu.

Talmud được tạo ra qua nhiều thế kỷ và cuối cùng định hình vào thế kỷ thứ 6-7.

Trong đó, chúng ta tìm thấy một số câu chữ đề cập đến Chúa Giêsu, được cho là của các giáo sĩ Do Thái vào đầu thế kỷ thứ 2.

Họ gọi Chúa Giêsu là “con của Báo” (ben Pandera).

Trong một đoạn văn, hai giáo sĩ Do Thái tranh luận về việc liệu có được phép chữa bệnh nhân danh Jesus ben Panther hay không.

Một đoạn văn khác quy một số giáo lý dị giáo nhất định cho Chúa Giêsu.

Trong các tài liệu tham khảo khác từ thời kỳ này, Chúa Giêsu được đặt một cái tên khác – “ben of Stada”.

Có vẻ như đây là tên của một người Do Thái bị kết án tử hình vì kêu gọi tôn thờ các vị thần khác.

Cái tên “ben Stada” được áp dụng cho Chúa Giêsu vì Ngài bị các giáo sĩ Do Thái gán cho tiếng xấu.

Họ cho rằng Ben Stada đã học phép thuật ở Ai Cập và mang chúng đến Israel.

Trong những đoạn văn khác, ben Stada được liên kết với ben Panther.

Một đoạn văn như vậy nói rằng ben Stada đã bị đóng đinh một ngày trước Lễ Vượt Qua.

Một đoạn văn khác mô tả sự tranh chấp về việc hai cái tên này ám chỉ ai.

Một giáo sĩ Do Thái cho rằng Stada là chồng của Mary và Panther là tên người tình của cô.

Một giáo sĩ Do Thái khác cho rằng Stada là biệt danh của Mary.

Ngoài ra còn có đề cập rằng Chúa Giêsu là con trai của một người đàn bà ngoại tình.

Panther

Một số người lại cho rằng cha ruột của Chúa Giêsu là người lính La Mã có tên Panther

Toledot Yeshua (Cuộc đời Chúa Giê-su)

Văn bản Do Thái chống Thiên chúa giáo thời Trung cổ Toledot Yeshu (Cuộc đời Giêsu) chứa đựng một phản ứng kỳ lạ của người Do Thái về nguồn gốc của Chúa Giêsu.

Văn bản này có lẽ nảy sinh từ nhiều cuộc tàn sát chống lại người Do Thái.

Toledot kể rằng Joseph Panther là một người đàn ông xấu số thuộc bộ tộc Judah sống ở Bethlehem.

Cách nhà anh không xa có một góa phụ và cô con gái xinh đẹp tên là Miriam (Mary).

Miriam đã đính hôn với Yochanan, hậu duệ của Vua David, một người kính sợ Chúa và thông thạo kinh Torah.

Vào cuối ngày Sa-bát, Joseph Panther, một người đàn ông đẹp trai trông như một người lính, đến gặp Mary.

Anh ta gõ cửa phòng ngủ của cô và giả làm chồng chưa cưới của cô, Yohanan.

Maria tưởng thật nên đã cho Panther vào.

Sau đó, Yohanan thật đến thăm Maria và cô trách móc chú rể về hành vi không đúng mực của anh ta.

Đây là cách họ giải quyết tội ác của Joseph Panther.

Yohanan đến gặp giáo sĩ của mình và kể cho ông nghe về thảm kịch.

Nhưng vì không có nhân chứng nên Joseph Panther không thể bị trừng phạt.

Khi Yohanan biết tin Miriam có thai, anh rời thành phố để đi đến Babylonia.

Miriam sinh được một con trai và đặt tên là Yeshua để vinh danh anh trai mình.

Tên này sau đó được rút ngắn thành Yeshu.

Yeshu được nhiều người đi theo học đạo, và ông buộc tội những người bôi xấu nguồn gốc sinh thành của ông là nhằm làm mất uy tín cá nhân ông.

Yeshu cũng tuyên bố mình là đấng cứu thế đã được tiên tri bởi Isaiah.

Trong các câu chuyện của Celsus ở La Mã và các giáo sĩ Do Thái thời Trung cổ, chúng ta thấy cùng một thông điệp:

Chúa Giêsu đã tự sáng tác ra nguồn gốc của mình.

Tuy nhiên, bằng chứng này xuất hiện quá muộn để được coi là nguồn đáng tin cậy.

Họ chỉ có thể cho chúng ta biết về những nghi ngờ của người La Mã và người Do Thái, những người không coi Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa thực sự.

Vậy thật khó để chúng ta có thể nói chắc chắn rằng cha của Chúa Giêsu là một người tên Panther nào đó!

Mọi chuyện giống như một trò lừa bịp chống lại các đối thủ về hệ tư tưởng hơn là một nỗ lực kể câu chuyện có thật về Chúa Giêsu.

Nhưng xét theo góc độ khoa học, chúng ta cũng không thể nói chắc chắn rằng Chúa Giêsu được thụ thai chỉ theo ý muốn của Thiên Chúa mà không cần đến sự kết hợp nam nữ của hai con người trần thế…

PHẠM BÁ THỦY

Nguồn: Facebook Lịch sử văn minh thế giới

Bình luận về bài viết này