JOMO có nghĩa là gì?

“Vấn đề đặt ra là làm thế nào để duy trì sự tập trung trong một thế giới đầy sự lựa chọn và cám dỗ.

Chúng ta liên tục bị tấn công bởi những lời mời, theo nghĩa rộng nhất của từ này, thông qua mọi thứ, từ quảng cáo trên đường phố đến phương tiện truyền thông xã hội.

Chúng ta liên tục được mời làm điều gì đó, suy nghĩ điều gì đó, trải nghiệm điều gì đó, mua thứ gì đó, tiêu dùng thứ gì đó.

Cuộc đua tranh để giành lấy sự chú ý của chúng ta rất khốc liệt và khi bị ngập tràn bởi lượng thông tin quá lớn, đôi khi chúng ta không phân biệt được điều gì quan trọng với điều gì không quan trọng.

Phần lớn cuộc đời của chúng ta giờ đây dành để rèn luyện bản thân, bằng cách này hay cách khác, để trải nghiệm nhiều nhất có thể.

Là một loài sinh vật, chúng ta đã tạo ra một xã hội với cảnh quan văn hóa, một thị trường sinh thái, dựa trên những lời mời gọi, cám dỗ, lựa chọn và đề nghị đặc biệt, nhưng chúng ta hiếm khi thực hành nghệ thuật tự kiềm chế, nói không và từ chối”.

JOMO&FOMO

Sự khác biệt giữa FOMO và JOMO

Trên đây là nhận định của giáo sư tâm lý học người Đan Mạch Svend Brinkmann trong phần giới thiệu quyển sách của ông mang tên The Joy of Missing Out (viết tắt là JOMO, tạm dịch: Niềm vui khi bỏ lỡ) được xuất bản bằng tiếng Đan Mạch vào năm 2017 và dịch sang tiếng Anh hai năm sau đó.

JOMO là một cách chơi chữ có vần điệu làm phản đề cho FOMO, viết tắt của The Fear of Missing Out (tạm dịch: Nỗi sợ khi bỏ lỡ) – một thuật ngữ mạng phổ biến thường gắn với hình ảnh một người phụ nữ nhìn chằm chằm vào máy tính xách tay, khuôn mặt được màn hình chiếu sáng lên khi cô lướt qua các mạng xã hội.

Theo Giáo sư Brinkmann, nhiều người cho rằng cuộc sống này rất ngắn ngủi nên chúng ta phải nhìn thấy, thực hiện và trải nghiệm mọi thứ càng nhiều càng tốt – ngay bây giờ và trước khi quá muộn.

Năm chiều kích trong lý luận về JOMO

Lối suy nghĩ này cũng dễ bắt gặp trên các hình xăm của giới trẻ phương Tây với thành ngữ Latinh Carpe diem (Nắm lấy ngày hôm nay) hay YOLO (You Only Live Once – Bạn chỉ sống có một lần) đã và đang bị lạm dụng trên các phương tiện truyền thông xã hội.

Con người chúng ta luôn nói với nhau rằng tốt nhất là làm điều gì đó mà chúng ta có thể hối tiếc vì đã không làm.

Hậu quả là chúng ta luôn sống trong tình trạng FOMO với nỗi sợ triền miên phải bỏ lỡ thứ gì đó.

Với việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội một cách thụ động, con người đã bị mắc hội chứng FOMO, tức là luôn ở trong trạng thái bị ép buộc phải so sánh bản thân mình với người khác.

LÊ HỮU HUY

Nguồn: Tạp chí Kinh tế Sài Gòn

Bình luận về bài viết này